Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

SẮC

I- Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG
Trong tướng học Á Đông từ ngữ sắc bao gồm nhiều lĩnh vực :


a) Màu da của từng cá nhân :

Tướng học Á Đông là kết quả tích lũy thực tế của nhiều thế hệ, chỉ áp dụng học, các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng, có cơ thể và tầm vóc tương tự người Trung Hoa và cùng chịu ảnh hưởng sâu đậm của phong tục và tập quán Trung Hoa như Cao Ly, Nhật bản, Việt Nam mà thôi .
Nói chung, ngưới Á Đông tuy là giống da vàng, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được sắc ngăm đen như Trương Phi, sắc hung đỏ như mặt Quan Công, sắc hơi xanh mét như Đơn hùng Tín trong truyện cổ người Trung hoa.
Về mặt vị trí quan sát. Tuy nói tổng quát là làn da nhưng trong tướng học khi nói đến da mặt, chỗ sắc dễ thấy nhất còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.

b) Màu sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hay thân thể: 
Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau:
– Màu hồng, màu hơi thâm đen của môi, của các chỉ tay ,vành tai.
– Màu đen hay hung hung của râu tóc, lông mày.
– Màu trắng của lòng trắng mắt, màu nâu (ta thường gọi là đen) của tròng đen.
– Màu đỏ của các tia máu mắt. V.v…

c) Sự đậm lạt (tonalité) của từng loại màu
Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt, làn môi ta thấy có môi hồng lạt,hồng đậm, hồng phương trắng :cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh trắng ngà. Tóm lại, sự đậm lạt của màu cũng là một thành tố của ý niệm sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.

d) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần 
Cùng một màu hồng của môi, má nhưng ta thấy có người môi khô, môi mọng, có người sắc da hồng nhuận, có người da khô như vỏ cây hết nhựa.
Ngoài màu đơn thuần,ta còn có những màu phức hợp do các màu đơn thuần hợp thành. Lĩnh vực của chúng ta cũng đồng một khuôn khổ như các lĩnh vực của các đơn sắc.

Sau hết, trên khuôn mặt của 1 cá nhân, dù màu đơn thuần hay màu phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác hay về phẩm chất, về độ đậm lạt, về thành phần cấu tạo (đối với các màu phức tạp) qua thời gian. Chẳng hạn màu da trắng của một người sau 1 thời gian có thể biến thành hồng hay xanh xám: tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ, cặp mằt trong xanh và làn môi tươi tắn có thể vì 1 lí do bệnh lí nào đó mà biến thành cặp mắt trắng dã lản môi đen sì.

Tóm lại, khi nói đến sắc trong tướng học là nói đến màu của các loại da, màu các bộ vị, độ đậm lạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của các màu con người từ khu vực này sang khu vực khác. Nghiên cứu về sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lĩnh vực nói trên, đi từ tổng quát đến chi tiết, đơn giản đến phức tạp. Đôi khi quan sát bằng tịnh giác chưa đủ còn phải vận dụng cả trực giác (intution) bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lĩnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm lạt của màu sắc ở từng bộ vị trên con người.

II- CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC:
Nói đến sắc là nói đến màu, nhưng ở đây nặng về phần màu da trên khuôn mặt Tướng học Á Đông phân ra 7 loại đơn sắc :

– Màu đỏ
– Màu hồng
– Màu tía
– Màu xanh
– Màu trắng
– Màu đen
– Màu vàng .

Ba màu Đỏ Hồng Tía được tướng học ngũ hành hóa thành hỏa sắc là màu chính thức cửa 3 tháng hè, là màu da căn bản của người loại Hỏa trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.

Màu xanh thuộc Mộc: là màu sắc chính của 3 tháng mùa xuân, màu da căn bản của người hình Mộc.

Màu trắng thuộc Kim: là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu, là màu da căn bản của người hình kim.

Màu đen thuộc Thủy: là màu sắc của mùa đông và là màu chính của người hình thuỷ.

Sau cùng là vàng, màu sắc tượng trưng ch oan lành quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.

a) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người: 
Theo kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy bình thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có ý nghĩa riêng biệt như sau:

– Màu Xanh chỉ về lo lắng, kinh hiểm, tật ác, trở ngại tiểu nhân nhục nhã
– Màu Đỏ chĩ khẩu thiệt thị phi ,quan tụng, tù ngục phá tài ,tật bệnh hung tai.
– Màu Đen chĩ thủy áhc. Hao phá, mất chức chết chóc.
– Màu Trắng chỉ hình khắc thiếu phục tật bệnh.
– Màu Hồng (đôi khi là Tía) chỉ các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi may mắn ngoài ý liệu.
– Màu Vàng chỉ vui vẻ tài lộc thăng tiến, bình an may mắn.

Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch. Trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ chằng chịt xa gần với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói “vui buồn may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc. Sắc phân ra lớn nhỏ , dài ngắn, cao thấp, rộng hẹp tùy thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hay khô hay nhuận. Khởi nguyên của khí ở ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí ,ban ngày hiện ra ơ ngoài. Cái dụng của sắc còn tuỳ theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc, nhỏ như sợi lông con tằm ,dài như sợi lông, ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế của sắc có tính thịnh, suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu, Ngũ hành má quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác. Hay do nội tạng, hỏa vượng mà mặt đỏ ,hay do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ ,hay do uất ức mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên, thiên bẩm hay vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thật là sắc đỏ của tướng học.Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung, quan gia sự vận.

Nói tóm lại, biểu ý nghĩa đậc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng vào ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp (résui-tante) của nó :
– Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắc.
– Tính cách thanh trọc của sắc
– Hư sắc hay thực sắc.
– Bộ vị xuất hiện.
– Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người(Ngũ hành hình tướng)
– Phối hợp hay không phối hộp với màu sắc từng mùa
– Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt.
– Đơn thuần hay tạp sắc…

Chẳng hạn, màu đen tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thuỷ trong ba tháng mùa đông là đặc biệt lại ở Địa cát, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt ,đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.
Màu đỏ tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu người hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp mà lại hanh thông. Nếu vẫn ở cá nâhn trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh pha lẫn màu xanh hay vàng mà vẫn thanh (nghĩa là màu sắc tươi tốt về hình thái) sắc thì tùy tai ương vẫn có nưhng mức độ nguy hại giảm thiểu đến tối đa ,rốt cục không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.

b) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc: 
Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.
Ngoài các yếu tố kể trên, ta cần phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :

1- Hư sắc và thực sắc:
Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớ thành ra nhìn vào vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da lên cây ,thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.

Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây ,nó phản ánh trung thực chất vỏ câychu lưu ỡ trên lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.
Trong tướng học chỉ có thuc sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.

2- Vương sắc trệ sắc, hoại sắc.

Vương sắc: màu thuộc loại chính cách, sáng sủa phân bố đều khắp các bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó.
Vương sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.

Trệ sắc: màu xuất hiện đúng chỗ ,đúng lúc nhưng phẩm chất xấu hay phân phối không đều đặn (hay lốm đốm, hay chỗ chậm chỗ nhạt)
Trong tướng học nói đến vương sắc và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hay các bộ vị chính yếu.
Như danh xưng của nó, trệ sắc chủ về các loại bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát.

*Kim trệ: da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là điềm báo trước về sự cùnh khốn,ngưng trệ của của cải.

*Mộc trệ: Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về bệnh tật, tai họa.

*Thủy trệ: toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai, mờ ảo như khối ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ yếu về quan trung thị phi.

*Hỏa trệ: mặt nổi mào đỏ trông khô héo la điểm hao tổn tiền bạc.

*Thổ trệ: màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô, là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.
Hoại sắc: xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hay pha trộn nhiều màu sắc tương khắc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
SẢN XUẤT TVC QUẢNG CÁO BẢNG BÁO GIÁ QUẢNG CÁO RADIO