1. Thử phác hoạ ý niệm khí:
So với phần Thần ,ý niệm khí trong trong tướng học á Đông cò khó miêu tả hơn nhiều vì nó vừa có tính cách mông lung vừa có tính cách thực tiễn. Chẳng hạn khi quan sát xương cốt của một cá nhân, ta thấy khí thế ổn trọng, dù người đó mập hay ốm, tạo một cảm giác khang kiện cho nội tạng. Hiện tượng đó được gọi là cốt khí mạnh mẽ. Nhìn vào khuôn mặt có ngũ nhạc triều quy nghĩa là trán, cằm, hia tai và lưỡng quyền phối trí hòa hợp (harmonieux) từ đó giúp ta suy ra cốt cách của cá nhân đó mạnh hay yếu thì đấy cũng gọi là cốt khí.
Quan sát lông mày, râu tóc ta thấy ba thứ lông đó đều tươi mát ,thanh nhân tạo ra ấn tượng, nội tạng tốt, nhìn Tứ đậu sáng sủa có sinh khí, da thịt rắn chắc và ấm áp thì tất cả các dấu hiệu được coi là biểu hiện của khí tốt . Ngược lại ,lông mày, râu tóc vàng khô như cỏ úa, Tứ đậu ảm đạm, da thịt lãnh lẽo mềm bệu thì ta biết ngay là khí xấu, điều đó cũng tương tự như người quan sát chất đất, không cần phân tích chất đất chỉ cần nhìn cây cỏ mọc trên mặt đất là đủ biết đất phì nhiêu hay khô cằn.
Nghe tiếng nói của một cá nhân ta nhận biết được làn hơi của kẻ đó mạnh hay yếu qua âm thanh phát ra: có người nói tiếng rổn rảng mạnh mẽ tựa như muốn rung chuyển cả mái ngói, có kẻ rì rào như tiếng dế kêu và ta cũng thấy rằng tiếng nói to nhỏ mạnh yếu, vang đi xa hay gần không hẳn tùy thuộc vào người tác lớn hay nhỏ, cao hay thấp mà do những nguyên do nội tạng. Nghuyên do nội tạng đặc thù của từngcon người tạo ra các trang thái âm thanh kể trên được tướng học Á Đông gọi là nội khí của con người.
Như vậy, khí trong nhân tướng học là phần thực tại nhưng vô hình ở trong cơ thể con người tượng trưng cho phần hoạt lực (vitaliré) tiềm ẩn có tính cách phẩm nhiều hơn lượng, phát hiện ra ngoài sự mạnh mẽ của xương cốt , sự thanh tú hay thô trọc của râu, tóc, lông mày, mắt mũi tai, miệng, sự mạnh yếu của âm thanh, sự rắn rỏi ấm áo hay lạnnh lẽo mềm bệu của da thịt.
Nói cách khác cụ thể hơn, khí trong con người có thể ví như nhựa cây nhưng đây là một thứ nhựa vô hình chu lưu bàng bạc khắp cơ thể toả ra hay thu gọn lại, mạnh mẽ hay suy yếu, thanh hay trọc, tiến triển hay giảm thiểu tùy theo từng thời kì từng cá nhân.
Vì hiểu vậy, người xưa co i khí là phần bản thể trong các bộ phận trong nội thể con người, nó vừa có tính cách siêu hình vừa có tính cách vật thể .
Với tính cách siêu hình, khí trong con người là một phần khí của âm Dương Ngũ hành bàng bạc trong vũ trụ hội nhập vào con người , lúc thọ tinh kết thể, nương vào con mà hình thành nên tượng, khiến cho ta có thể cảm thấy hay nhận thức được. Chẳng hạn khi Mạnh Tử nói : “Thiên dưỡng nhiên hao chi khí ” (ta cần phải khéo bồi dưỡng cái khí hạo nhiên của mình ), thì khí trong câu nói trên là khí tự nhiên của trời đất thể hiện nơi người, không mấy liên hệ tới ý nghĩa vật thể mà lại nặng về phần tiên nhiên siêu hình.
Với tính cách vật thể , khí phần nào được cụ thể hóa bằng hơi của buồng phổi, tinh khí của con người. Âm thanh hùng tráng trong trẻo, khàn đục không là do buồng phổi lớn hay nhỏ, người lớn các hay nhỏ con, tính khí mạnh yếu không phải do người bề ngoài lớn hay nhỏ thó. Nguyên động lực của các âm thanh tinh khí ,theo người xưa là do khí mà ra. Bởi vậy ,hình thể khôi ngô, hùng vĩ khỏe mạnh không hẳn là đã chứa đựng khí hùng mạnh. Ngược lại, dưới nhãn quang tướng học Á Đông, thân thể nhỏ bé không bắt buộc coi là khí yếu.
Tóm lại, khí trong nhân tướng học Á Đông là một ý niệm đặc thù dùng để chỉ cái bản thể siêu nhiên vô hình, ta không thể dùng thị giác để nhận biết trực tiếp ,nhưng có thể nhận thức được sự hiện diện của nó nơi con người qua các tác dụng của nó hay dưới khía cạnh cấu tạo cơ thể như sự cứng cáp đắc thế hay lệch lạc của xương cốt ,sự mạng yếu của âm thanh hay dưới khía cạnh động tác này, khí luôn luôn không thể tách khỏi thần và cho ta biết được sự kiện khang của thân thể, cái cá tính, tâm hồn của con người nên thường được các Tướng Học Gia mệnh danh là thần khí để phân biệt với hiện tượng khí đi kèm sắc để đoán cát hung, bệnh trạng (được gồm chung thành ỳ ngữ duy nhất là khí sắc). Đó là ý nghĩa của khí khi người ta nói đến sát khí , uất khí , khí phách, khí chất.
2. Vai Trò Của Âm Thanh Trong Việc Nghiên Cứu Khí :
Như đã nói ở trên, khí trong con ngừơi biểu lộ ra ngoài dưới nhiều khía cạnh, trong nhiều dạng thức, nhưng dễ nhận định nhầt và rộng rãi nhất là là dạng thức âm thanh. Nghe âm thanh của một cá nhân phát ra to nhỏ, rõ ràng hay không rõ ràng, trong trẻo hay khàn đục, cao hay thấp, có sinh lực hay không, người có cặp tay minh mẫn thường phân biệt được rất rõ. Những tính chất về phẩm âm thanh nói trên, không tùy thuộc vào lồng ngực lớn hay nhỏ, người mập hay gầy, cao hay thấp mà do ở cách cấu tạo nội tại tự nhiên(naturiel) của kẻ đó. Nói khác đi, những điểm đó do ở khí chân nguyên của mỗi cá nhân có tìm cách thiên phú, bẩm sinh, không phải muốn có là được. Bởi nhận định như vậy, nên cổ nhân cho rằng muốn biết khí chân của người nào mạnh hay yếu ,thanh hay trọc, dài hay ngắn, ta chỉ cần xét âm là đủ…dưới nhãn quang y lý Đông phương, khí chân nguyên mới là thọ căn (gốc thọ) của con người chứ không phải là hình hài, bộ vị. Cho nên, Đạt Ma đã nói : ” Cầu toàn tại âm thanh” và người xưa nói: ” Tướng pháp thượng thừa chủ ở âm thanh, hạ đẳng tướng cấp căn cứ vào hình htể con người ” là vậy .
3. Phân Loại Khí : Ta phân biệt Ba loại Khí :
a) Khí tự nhiên (chân nguyên)
Đó là phần tinh lực vô hình, một thứ nhựa sống tiềm ẩn của con người có tính cách bẩm sinh. Nói cách khác đi, khí tự nhiên có tính cách tiên nhiên tùy theo lúc bẩm sinh, thanh trọc, cường nhược mà nó có thể mạnh hay yếu thanh trọc theo từng nội tạng của mỗi người.
b) Khí hàm dưỡng (hay tu dưỡng)
Đó là khí tiên thiên đã được gọt giũa sửa chữa theo chiều hướng cải thiện.
Dưới mắt cổ nhân, khí tiên nhiên không bất di bất dịch, mà lại không thể chuyển biến được một phần nào. Một khi con người ý chí mạnh ý thức được sự kém cỏi tiên nhiên của thể chất thì có thể tu dưỡng để chế ngự bớt sự thô trọc hay ngăn chặn phần thô trọc và phát huy thêm phần thanh khiết, bồi bổ khí lực để ngày thêm tráng kiện. Loại khí đã được cải biến nhờ sức của con người được mệnh danh là khí hàm dưỡng. Chẳng hạn, làn hơi không được mạnh ta có thể tập cho bớt yếu, tiếng nói quá nhanh và vấp váp ta có thể cố gắng luyện tập để nói thông thả, gân xương lệch lạc yếu đuối có thể kiên nhẫn huấn luyện để sửa chữa phần nào. Dấu hiệu bên ngoài cũ, loại khí hàm dưỡng là thần khí an hòa, tự tin, nội tâm không bị giao động mạnh vì các biến cố bên ngoài, thanh âm ổ trạng, từ tốn. Về phép đoán tướng, khí chất hàm dưỡng được xem là chính khí, người luyện được chính khí là kẻ trượng phu quân tử.
c) Khí sở tập :
Khí chân nguyên tiên nhiên tốt đẹp ,khí đượcbảo trì mà buông thả khiến phần hùng kiện ,cao khiết bị tiêu ma, phần ô trọc xấu xa được dịp tăng trưởng thì gọi là Khí sở tập. Nói khác đi, có giọng nói trong trẻo ban đầu mà không gìn giữ, trác tán ăn chơi khiến cho giọng khàn nhỏ, xương cốt mạnh mẽ trở thành cằn cỗi suy nhợc, v.v…đều bị xếp vào loại khí sở tập. Dấu hiệu bề ngoài của khí sở tập là cư xử thô bạo , giọng nói hấp tấp buông thả .Cũng bởi loại Khí này do ngoại cảnh xấu tạo nên làm che mờ bảb chất tốt đẹp nguyên thủy hay không chịu cái tiến phần khuyết điểm của bản chất nguyên thủy cho tốt đẹp hơn, nên bị xếp vàp loại tà khí, tượng trưng cho hạng tiểu nhân ,tâm tính hạ tiện.
4.Tương Quan Giữa Khí Và Sắc :
Khí là chất nhựa sống chu lưu trong nội tạng và phối hợp khi Âm Dương của vũ trụ nên mắt nhìn không thấy. Bởi người ta không thể đi thẳng vào nội tạng để tìm hiểu khí mà phải quan sát gián tiếp nó qua các biểu lộ ngoại diện. Nhìn dưới nhãn quang tĩnh mà đặt nặng khía cạnh cấu tạo ta thấy giữa sắc và khí liên quan mật thiết không thể tách rời. Về đặc điểm này hầu hết đều đồng ý ở điểm sau đây:
“Khi ở trong da thịt ,xương tủy chưa biết được điều đó rõ ràng thì gọi là khí. Khi đã định rõ được vị trí ,xét được trạng thái qua việc quan sát làn da thì gọi là sắc. Sắc và khí như vậy, bất khả phân.”
Như thế, ta thấy rõ, dưới nhãn quang tướng học, sắc là phần ngoại biểu của khí khi quan sát bằng thị giác. Quan sát bằng thị giác dễ dàng hơn là vậy, phần khí sắc (hiểu theo nghĩa quan sát khí sắc) được trước tác rất nhiều và dành cho đại chúng. Thoạt kì thủy, việc quan sát khí sắc chỉ có ý nghĩa giúp ta biết được kiện khang. Về sau, từ các đời Tống, Nguyên người ta mới đề cập đền họa phúc, may rủi trong việc quan sát sắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét