Âm thanh trong tướng học cũng như Môi học đóng một vai trò trọng yếu , giúp biết được rất nhiều về con người trên nhiều bình diện. Do đó , cổ tướng học đặc biệt chú trọng đến phần xem tướng âm thanh.
Nhà tướng học tông sư đời Tống là Mã Môi đã nói: ” Tướng pháp thường thừa lấy âm thanh làm chủ “. Một nhà tướng học nổi tiếng khác là Đạt Ma thiền sư của Thiếu Lâm Tự. Trong phần yếu quyết căn bản để thẩm định sự hoàn hảo hay khuyết điểm tổng quát của con người cũng nói: ” Cầu toàn lại thanh âm ” Tuy nhiên, vì phần này có tình cách trừu tượng và rất khó lĩnh hội , nên soạn giả nghĩ rằng tại nay chì nêu ra những điểm khái quát tối cần thiết và dễ nhận tháy nhất. Chúng ta hầu hết đều đã mạc nhiên công nhận là giọng đàn ông hoặc con trai khác với giọng nói đàn bà Sự sai biệt về giọng nói đó , chúng ta chỉ cảm nhận thấy dễ dàng, nhưng miêu tả ra cho rành mạch.
Do đó, điểm khái quát thứ nhất là đàn ông phài có giọng đàn ông và đàn bà phải có âm thanh đàn bà. Những kẻ có âm thanh thuận theo định luật d9ó hầu hết là những kẻ được coi là bình thường về âm điệu tổng quát. Trái lại , đàn ông mà có giọng đàn bà hay đàn bà mà có gong đàn ông thì mạng vận thường hay bị lận đận về mặt tình cảm.
Đàn ông có giọng đàn bà phần lớn đều khó thành đạt được sự nghiệp . Hạn hữu lắm mới được phú quý trung bình, nhưng về giá trị đạo lý hoặc quý hiển nói chung chẳng có gì đáng cho người khác khâm phục.
Đàn bà có giọng đàn ông thường khắc chồng, khắc con tình cảm không mấy khi được thư thái.
Ngoài điều kiện tiên quyết đó , còn có điều kiện thứ hai đi kèm là :
*Giọng đàn ông phải mạnh mẽ, rắn rỏi trong sáng
* Giọng đàn bà phải ôn hoà, nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng.
Nhưng nếu âm thanh đàn ông , tuy mạnh mẽ mà khô khang , lớn mà không có tiếng vang, hoặc giọng lớn mà nhịp nói quá nhanh gần như nuốt tiếng đó thì là tướng xấu. Các điểm khác trên khuôn mặt, hoặc cơ thể mà hoàn hảo thì sự khuyết điểm của âm thanh bị coi là phá tướng. Nặng nhẹ tuỳ theo từng trường hợp, nặng thì sự nghiểp bất thành hoặc chết yếu, nhẹ thì sóng gió liên miên hoặc tai hạo trong công danh sự nghiệp. Đàn bà mà tiếng nói tuy có nữ thanh, nhưng quá nhỏ và yếu, không trong trẻo, không có âm lượng thì cũng không thể lấy việc nữ nhân có âm thanh nữ làm quý. Đàn bà mà có khuyết điển về phần phẩm chất của âm thanh vừa kể trên khó thoát khỏi cảnh khốn quẩn về một hay nhiều lãnh vực nào đó trong cuộc sống , thậm chí có thể đoán là yểu mạng nữa. Tóm lại, âm thanh dù nam hay nữ phải trong trẻo, có âm lượng đầy đủ, phát tự lồng ngực (Đan điền) chứ không nên phì phào đầu môi chót lưỡi (ý nói tiếng không ra âm lượng, hụt hơi). Có loại âm thanh thượng thừa kể trên dẩu cho diện mạo không được sáng sủa khôi ngô thì cũng có thể sống cuộc sống an nhàn bình dị.
Ngược lại, mặt mũi khôi ngô tuấn tú , thân hình phì nộn mà tiếng nói bị phá , bị liệt cách (tham chiến thêm đoạn nói về ứng dụng của Ngũ hành trong âm thanh ở chương 2, phần 1, quyển 2). Đại khái như tiếng lớn như tàng mát , hoặc thê thàm như tiếng vượn hú, buồn tẻ như tiếng dế hoặc cuồng loạn như tiếng chó sủa trăng, đều là những điểm bất thường. Nếu tướng mạo đã không ra gì mà còn gạp phải âm thanh này thì phải đoán là mạng vận kẹ đó không bao giờ khá được.
Ngoài sự thanh trọc của âm thanh xét một cách tổng quát , ta còn phải lưu ý mỗi loại người điển hình ( kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) cần thích hợp với loại âm thanh tương ứng trước khi xét đến vấn đề âm thanh hùng tránh hay nhu nhược, thanh hay trọc. Phàm hình người nào hợp với âm thanh chính cách của người đó, chưa từng bỉ cản bẩn bách, hạ tiện bao giờ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét