Ta phân biệt Ba loại Khí :
a) Khí tự nhiên (chân nguyên)
Đó là phần tinh lực vô hình, một thứ nhựa sống tiềm ẩn của con người có tính cách bẩm sinh. Nói cách khác đi, khí tự nhiên có tính cách tiên nhiên tùy theo lúc bẩm sinh, thanh trọc, cường nhược mà nó có thể mạnh hay yếu thanh trọc theo từng nội tạng của mỗi người.
b) Khí hàm dưỡng (hay tu dưỡng)
Đó là khí tiên thiên đã được gọt giũa sửa chữa theo chiều hướng cải thiện. Dưới mắt cổ nhân, khí tiên nhiên không bất di bất dịch, mà lại không thể chuyển biến được một phần nào. Một khi con người ý chí mạnh ý thức được sự kém cỏi tiên nhiên của thể chất thì có thể tu dưỡng để chế ngự bớt sự thô trọc hay ngăn chặn phần thô trọc và phát huy thêm phần thanh khiết, bồi bổ khí lực để ngày thêm tráng kiện.Loại khí đã được cải biến nhờ sức của con người được mệnh danh là khí hàm dưỡng. Chẳng hạn ,làn hơi không được mạnh ta có thể tập cho bớt yếu, tiếng nói quá nhanh và vấp váp ta có thể cố gắng luyện tập để nói thông thả ,gân xương lệch lạc yếu đuối có thể kiên nhẫn huấn luyện để sữa chữa phần nào. Dấu hiệu bên ngoài củ loại khí hàm dưỡng là thần khí an hòa, tự tin, nội tâm không bị giao động mạnh vì các biến cố bên ngoài, thanh âm ổ trạng, từ tốn. Về phép đoán tướng, khí chất hàm dưỡng được xem là chính khí, người luyện được chính khí là kẻ trượng phu quân tử .
c) Khí sở tập :
Khí chân nguyên tiên nhiên tốt đẹp ,khí được bảo trì mà buông thả khiến phần hùng kiện,cao khiết bị tiêu ma, phần ô trọc xấu xa được dịp tăng trưởng thì gọi là Khí sở tập .Nói khác đi, có giọng nói trong trẻo ban đầu mà không gìn giữ ,trác tán ăn chơi khiến cho giọng khàn nhỏ ,xương cốt mạnh mẽ trở thành cằn cỗi suy nhược, v.v...đều bị xếp vào loại khí sở tập. Dấu hiệu bề ngoài của khí sở tập là cư xử thô bạo , giọng nói hấp tấp buông thả. Cũng bởi loại Khí này do ngoại cảnh xấu tạo nên làm che mờ bảo chất tốt đẹp nguyên thủy hay không chịu cái tiến phần khuyết điểm của bản chất nguyên thủy cho tốt đẹp hơn, nên bị xếp vào loại tà khí, tượng trưng cho hạng tiểu nhân, tâm tính hạ tiện.
Mối tương quan giữa khí và sắc
Khí là chất nhựa sống chu lưu trong nội tạng và phối hợp khi âm Dương của vũ trụ nên mắt nhìn không thấy. Bởi người ta không thể đi thẳng vào nội tạng để tìm hiểu khí mà phải quan sát gián tiếp nó qua các biểu lộ ngoại diện. Nhìn dưới nhãn quang tĩnh mà đặt nặng khía cạnh cấu tạo ta thấy giữa sắc và khí liên quan mật thiết không thể tách rời. Về đặc điểm này hầu hết đều đồng ý ở điểm sau đây:
"Khi ở trong da thịt ,xương tủy chưa biết được điều đó rõ ràng thì gọi là khí. Khi đã định rõ được vị trí ,xét được trạng thái qua việc quan sát làn da thì gọi là sắc. Sắc và khí như vậy, bất khả phân."
Như thế, ta thấy rõ, dưới nhãn quang tướng học, sắc là phần ngoại biểu của khí khi quan sát bằng thị giác. Quan sát bằng thị giác dễ dàng hơn là vậy, phần khí sắc( hiểu theo nghĩa quan sát khí sắc) được trước tác rất nhiều và dành cho đại chúng. Thoạt kì thủy, việc quan sát khí sắc chỉ có ý nghĩa giúp ta biết được kiện khang. Về sau, từ các đời Tống, Nguyên người ta mới đề cập đền họa phúc, may rủi trong việc quan sát sắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét