Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Ông ấy không bao giờ xem lực lượng lao động đơn giản chỉ là những nhân viên. Đối với David Fagiano, đó là cả một kho tàng nhân lực giá trị. 


Điều ấy thực sự chính xác. Là một giám đốc điều hành của chương trình Dale Carnegie – quản lý trên 2.700 chuyên gia tư vấn ở trên 65 nước – Fagiano thấy được trước sự khác biệt đầu tiên mà cách quản lý nhân sự tiên tiến có thể làm thành một tổ chức. Tảng lờ đi các vấn đề hiện tại như sự tiêu hao nhân lực trong tập đoàn Ấn Độ, ông ấy tin rằng giao tiếp và sự tương tác thường xuyên với nhân viên có thể giúp công ty vượt qua được những giai đoạn khó khăn. Jyoti Verma của Tin nhanh tài chính đã bắt kịp được Fagiano trong một chuyến đi gần đây tới Ấn Độ để hiểu rõ hơn những vấn đề về nhân sự trên thế giới, với nhiều tham khảo đặc biệt về thị trường mới nổi như Ấn Độ.

Trích đoạn:

Lĩnh vực nhân sự đã thay đổi như thế nào qua nhiều năm như thế?

Chẳng có gì là khó hiểu trong vấn đề là các công ty trên tòan thế giới đang nhận ra tầm quan trọng của mảng con người trong kinh doanh hơn là mảng phương pháp. Một điểm cần ghi nhớ chính là bất cứ công ty nào cũng có thể học hỏi các công ty khác trong kinh doanh theo phương pháp. Tuy nhiên, một công ty không thể chỉ bắt chước người khác trong việc đối xử với nhân viên của mình.

Một ví dụ cực kỳ nổi tiếng ở đây là của McDonald, nơi mà bên được nhượng quyền kinh doanh phải tự tạo văn hóa của công ty và trong mỗi sản phẩm mới được phát triển từ 15 – 20 năm trước. Có nghĩa là cách công ty đối xử với nhân viên sẽ không chỉ quyết định sự thành công trong kinh doanh mà còn hình ảnh của công ty trên thương trường. Phỏng theo những nước phương Tây, các thị trường mới nổi thì cũng chưa là gì trong việc quản lý tốt hơn nhân viên của họ. Tuy nhiên, có nhiều sự khác biệt trong mức độ nhận thức giữa quốc gia này với quốc gia khác. Trong trường hợp của các nước đang phát triển và là láng giềng của nhau như Ấn Độ và Trung Quốc, chúng ta sẽ hiểu vài sự khác biệt. Ở Trung Quốc, tôi chỉ được phép gặp các nhà giám đốc điều hành. Tại Ấn Độ, các giám đốc điều hành luôn dẫn theo các quản lý nhân sự; điều đó có ý nghĩa rằng các quản lý không bao giờ nói nhiều.

Như thế, ý của ông là các quản lý ở đây thường chỉ có hiện diện về hình thức, chứ không phải về ý thức?

Có lẽ thế. Gần đây, thị trường tại Ấn Độ tập trung vào sản phẩm giá rẻ. Bây giờ, các công ty ở đây đang trở thành các trung tâm thương hiệu cho việc phát triển hãng buôn. Điều quan trọng là có sự giao tiếp phù hợp trong nhóm và quyền tự do phát biểu ý kiến được dành cho tất cả mọi người. Điều này trở nên rất quan trọng hơn cả trong trường hợp của công ty gia đình, trong việc làm cho mỗi nhân viên tin rằng anh ta hoặc cô ta là một phần quan trọng của hệ thống – giống như là những người chủ.

Xin ông một lời khuyên cho các quản lý trong công ty gia đình tại Ấn Độ?

Chắc chắn, các quản lý ở đây phải chọn đúng con đường. Một mặt, họ có một trách nhiệm chung trong việc làm cho cả đội vui và tràn năng lượng cho công việc. Nói theo cách khác, họ phải luôn ghi nhớ lên kế hoạch thành công kế tiếp, chuẩn bị cho thế hệ kế thừa và duy trì một mối quan hệ tốt với gia đình.

Chỉ có điều này khác biệt trong chính phủ, nơi mà một người có thể đảm đương vài công việc. Ở đây, một người chẳng thể chắc chắn được một khi người mới được thuyên chuyển. Trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng đảm bảo một môi trường cho những người kế nghiệp có thể tạo nên những kỳ tích.

Đầu tiên, việc này đóng góp một môi trường làm việc tốt hơn; tiếp theo điều đó cho thấy công ty có một mục đích và mọi người trong đó nhận thức và góp sức hết mình cho nó.

Những phát kiến nào giúp một quản lý có thể thể hiện sự gần gũi với các nhân viên?

Theo bình diện quốc tế, chúng ta được biết những cách cải tiến để làm được điều này. Các đường hướng ấy bây giờ trở thành xu hướng của các công ty trên thế giới. Giáo dục và đào tạo cá nhân, khoản thưởng công thêm, chia cổ phần hay đồng ý cho nhân viên góp vốn trong công ty, hỗ trợ hưu trí để đảm bảo một đời sống ổn định sau khi nghỉ việc hay đại loại như thế – tất cả các phương pháp này giúp duy trì nguồn nhân lực.

Một vấn đề nữa đang xuất hiện chính là sự liên kết của công ty hoặc kết hợp các mục tiêu của các cá nhân với công ty và đối xử với nhân viên như thể là đối tác. Nguyên tắc duy nhất chính là con người sẽ cống hiến cho thế giới mà họ tạo dựng.

Điều gì có thể giúp một quản lý đảm bảo một tinh thần đồng đội lành mạnh giữa các nhân viên?

Việc giao tiếp thường xuyên với các nhân viên chính là liều thuốc tinh thần để nói ra ý kiến về bất cứ vấn để liên quan đến chính họ, đồng nghiệp, công việc, văn hoá văn phòng, bất cứ điều gì. Một người sếp cần có một thái độ chân thành với việc này. Người đó cũng cần tạo ra yếu tố hài hước để làm thắt chặt mối quan hệ. Các sáng kiến như toạ đàm với nhân viên hàng tháng, buổi ăn trưa miễn phí hàng tuần, và văn hoá công sở linh họat – có nhiều cách hay để khiến nhân viên thấy được tầm quan trọng của mình trong công ty. Hiệu ứng Hawthorne đang là một công cụ hướng dẫn cho nhiều công ty trên thế giới tiến tới việc đạt được một nền tảng nhân lực trung thành và chăm chỉ.

Trong các tổ chức đa quốc gia, những nhân viên làm việc bên ngoài trụ sở chính thường có một mối quan hệ tách biệt với công ty. Làm sao một công ty có thể khiến các nhân viên luôn gắn bó?

Giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở đây. Chẳng có gì phải nghi ngờ tầm quan trọng của nó trong bất kỳ tổ chức nào, nhưng trong nhiều trường hợp như việc sát nhập và mua lại – điều đó là một khía cạnh đáng chú ý nhất. Chúng ta nhìn thấy rằng công ty phương Tây đã từng giữ bí mật các sự kiện trong suốt thời kỷ cắt giảm biên chế. Ngay khi người ta biết đến thông tin này, thì việc công bố là quá muộn – thậm chí đối với những người vững vàng mà cũng đã từng đầu hàng giữa thời kỳ hỗn loạn và bất ổn đó.

Trong trường hợp như thế này, một công ty cần hoàn toàn chân thực và rõ ràng ngay từ đầu, dẹp bỏ mọi điều e sợ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
SẢN XUẤT TVC QUẢNG CÁO BẢNG BÁO GIÁ QUẢNG CÁO RADIO